Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

Kế hoạch xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình

Mặc áo giống tu sĩ (đạo sĩ, bần đạo, người tu…), cạo đầu hoặc để tóc dài giống khổ hạnh bên Ấn Độ, sống bằng khất thực, đi 2 người, hành lý chất hết lên xe đạp, người đi sau đẩy xe đạp, người đi trước đi bộ, giống 2 thầy trò, sáng đi khất thực, trưa chiều tối tìm chỗ thanh vắng ngồi thiền. Các nơi có thể ở lại chẳng hạn như: nhà hoang, chòi lều, am cốc láng trại bỏ hoang, đình miếu, nghĩa trang, công trình bỏ hoang, gốc cây, chỗ rừng núi gần suối, hang núi, chọn những nơi gần nguồn nước tự nhiên (suối, hồ…), nơi nào thích hợp thì ở lại lâu dài. Còn tiền thì mua lương thực đem theo, hết tiền sống bằng khất thực. Như vậy là linh động, không lệ thuộc (chùa chiền, nơi ở, thức ăn, tiền bạc, không liên hệ mật thiết với tại gia và xuất gia…), nơi đâu cũng là nhà. Giống như loài chim di cư, khi bay đến một vùng miền, nếu không ổn chúng sẽ bỏ đi, nếu thích hợp chúng sẽ ở lại lâu dài, chúng không cần phải xin phép ai khi đến và đi. Thử đi 1 năm xem sao!
Hành lý gồm: 2 cái lều cá nhân chống mưa tốt, vài tấm bạt, dụng cụ sinh tồn, nồi để nấu ăn, đèn năng lượng mặt trời có sạc điện thoại…tất cả chất hết lên xe đạp, khỏi phải mang vác.

Hỏi: Vậy mình có phải là tu sĩ giả hay không?
Trả lời: Ai thực hành lời Phật dạy thì đó là tu sĩ thật, ai không thực hành dù có giấy chứng nhận xuất gia thì vẫn là giả. Một người có bằng kỹ sư mà không chế tạo ra được máy móc gì thì không phải kỹ sư. Một nông dân học tới lớp 5 tự tìm tòi sáng tạo ra máy móc thì đích thực là kỹ sư

Hỏi: Lỡ người ta chận lại kêu xuất trình giấy xuất gia, ko có họ đem đưa lên đồn nói mình lừa đảo. Chánh quyền địa phương, giáo hội có cho phép khất thực?
Trả lời: "Bần đạo không có giấy tờ gì hết! Bần đạo chỉ khất thực đủ sống qua ngày, không tích trữ của cãi, không làm hại ai". Cho phép hay không kệ họ, mình chỉ khất thực đủ sống, thấy nghèo khổ họ không làm khó gì đâu. Đưa lên đồn, lục xoát  thấy không có gì, thì họ cũng không làm gì, mấy người trong video youtube khất thực quá nhiều tiền nên mới bị bắt.

Một phản ứng hóa học có khi phải cần chất xúc tác mới xảy ra. Bạn chính là chất xúc tác ấy. Hiện tại tôi không đủ can đảm đi một mình được. Bạn và tôi, chúng ta cùng lên đường nào!

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Kế hoạch ẩn tu nơi rừng núi

Đa số các khu vực gần Sài Gòn như núi Bà Đen, Chứa Chan, núi Dinh, Thị Vải, vùng Thất Sơn... đều đã có chủ sở hữu, có đường vô riêng, có cổng có rào, không thể tự tiện đi vào và trở nên ồn ào bởi sự phát triển chung. Miền Trung  và Tây Nguyên là nơi rừng núi bạt ngàn rất thích hợp ẩn tu. 

Kế hoạch tìm nơi ẩn tu:(***)
Mua/ thuê một mảnh rẫy nhỏ ở sát bìa rừng, gần đồi núi, có đường vô, dựng nhà nhỏ làm nơi chứa lương thực, nơi này gọi là căn cứ. Nếu muốn trồng trọt thì thuê khoảng 1000m2, nếu chỉ để ở thì 100m2 là đủ. 
Chi tiết "sát bìa rừng và gần đồi núi" rất quan trọng vì chúng ta có thể dễ dàng đi vào rừng núi bất cứ khi nào mình muốn. Chúng ta không bị gò bó trong mảnh đất nhỏ bé đã thuê, rừng núi không thuộc về riêng ai! Về sau chúng ta có thể dựng lều và ở dài ngày trong rừng, khi nào hết lương thực mới trở về căn cứ ở rẫy. Muốn tu ở rẫy hoặc vào rừng đều được.

Kế hoạch đi khảo sát:
Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ (lều, thức ăn, dụng cụ sinh tồn…), đi đến một nơi rừng núi vắng vẻ, gần suối, yên tĩnh,  (nơi mọi người đi trekking, Hồ tiên La Ngâu chẳng hạn), dựng lều, ở lại đó khoảng 7 ngày, hành thiền và trải nghiệm. Nếu thấy nơi này thích hợp chúng ta sẽ thực hiện (***)


Việc này không thể làm một mình được vì nơi rừng núi nhiều nguy hiểm nên mình muốn tìm một người bạn có cùng chí hướng, “ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Bạn là nguồn khích lệ của tôi, tôi là nguồn khích lệ của bạn.

Có phải bạn không muốn tu ở chùa?

Có phải chỉ có nơi rừng núi bạt ngàn, không có những bức tường và cánh cổng, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai mới làm bạn thỏa mãn? Nơi đó sẽ thanh lọc tâm của bạn một cách hoàn toàn tự nhiên.

Bạn muốn đi tu. Bạn tìm đến những ngôi chùa để trãi nghiệm thực tế, với hy vọng sẽ ở được lâu dài. Nhưng rồi chỉ được vài ba ngày là bạn cảm thấy ngột ngạt, cảm thấy bị giam cầm, quá ồn ào, du khách quá đông, sao lại nhiều nghi lễ thế...Và ý nghĩ "mình không thể ở đây lâu dài được" khởi lên trong tâm bạn, thế là bạn quyết định ra đi sau khi ngại ngùng xin phép trụ trì. Ôi giây phút bước ra khỏi cổng chùa mới thoải mái làm sao!

Bây giờ ở nhà thì không tu được: cuộc sống gia đình nhiều luyến ái, nhiều trói buộc, nhiều phận sự...
Còn ở chùa thì cũng gần giống như ở nhà, đó là một gia đình lớn hơn thôi

Tại sao các bậc thánh thời xưa đều từng trải qua thời gian ẩn tu nơi rừng núi?

(Bài viết chưa hoàn thiện...)

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Tìm bạn đồng tu ẩn sĩ

Có ai đang tìm kiếm một đời sống ẩn tu nơi rừng núi xa vắng hay không? Có ai sẵn sàng từ bỏ tất cả, sống cuộc đời ẩn sĩ, ở các nơi xa vắng núi rừngchuyên tâm thực hành Phật Pháp hay không ? 

Nếu có hãy liên hệ với tôi (tôi là nam giới, tại gia, tphcm). Tôi đang tìm kiếm một đời sống như thế, chúng ta sẽ cùng nhau lên đường. Giống như rất nhiều vị đệ tử của Đức Phật đã chọn các trú xứ xa vắng, nơi rừng núi hoang vu, sống viễn ly, độc cư. Cũng giống như các vị thiền sư 
Ajahn Mun, Ajahn Chah, Sayadaw U Jotika và các đệ tử thời gian gần đây, đã sống đời du tăng trong rừng nhiều năm và khuyến khích sống nơi xa vắng. Chúng ta phải noi gương theo các ngài.

Nhưng trước tiên bạn phải tự mình trả lời 5 câu hỏi:
Câu 1. Tại sao tôi chọn sống đời du sĩ, ẩn sĩ, ở các nơi thanh vắng núi rừng? Ở chùa hoặc tu tại gia không được hay sao?
Câu 2. Tôi đã sẵn sàng từ bỏ gia đình, sống không gia đình hay chưa? Tôi có còn ràng buộc gì không? cha mẹ, con cái, người thân, huynh đệ, nhà cửa, chùa chiền...
Câu 3. Tôi đã vững tin vào phương pháp tu hành của mình chưa? Bởi vì sẽ không có một người thầy nào cả, chỉ có bạn với tôi và thiên nhiên thôi, có thể là thêm vài cuốn sách.
Câu 4. Tôi đã có cách sinh tồn ở nơi rừng núi xa vắng chưa? (chánh mạng, không sát sanh, không trộm cắp)
Câu 5. Tôi lên đường một mình hay cần có bạn đồng hành?

Nếu các câu trả lời của bạn là Câu 1: vẫn chọn nơi xa vắng núi rừng, Câu 2: sẵn sàng, Câu 3: vững tin, Câu 4: có cách sinh tồn, Câu 5: cần bạn đồng hành, thì hãy liên hệ với tôi, chúng ta sẽ cùng nhau lên đường khám phá cái tâm hoang dại của mình theo cách của các vị ẩn sĩ thời xưa. Nếu vì lý do nào đó mà một trong số chúng ta bỏ cuộc thì ít ra chúng ta cũng học được một bài học. Tôi nghỉ rằng mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc khi vẫn còn một người bạn đồng hành. Email: bananaalam@gmail.com

Tái bút
Bạn hãy vào timbanansi chấm blogspot chấm com (tìm bạn ẩn sĩ) để xem các câu trả lời của tôi. Có thể tôi đã lên đường và không lên mạng nữa, bạn hãy vào blog đó, để lại thông tin liên lạc ở phần nhận xét, như vậy bạn có thể tìm được bạn đồng hành trên con đường ẩn sĩ hướng đến Niết Bàn.

Để tiện tìm kiếm người cùng chí hướng, mình ghi một số từ khóa: "muốn lên núi tu", "muốn lên rừng tu", " muốn vào rừng tu", "muốn tìm nơi ẩn tu", "muốn ở ẩn", "muốn vô rừng tu", "muốn lên núi sống", "muốn vô rừng sống", "muốn vào rừng sống" "muốn lên rừng sống", "vào rừng hành thiền", "lên núi hành thiền", "hành thiền trong rừng", "lên rừng tu hành", "lên núi tu hành" , "vào rừng tu hành", "vào rừng tu tập", "lên núi tu tập", "hành thiền trong rừng", "ngồi thiền trong hang", "lên núi ẩn tu", "vào rừng ẩn tu", "vào rừng thiền định", "vào rừng tu thiền", "lên núi tu thiền" ...


Tại sao tôi cần bạn đồng tu

Bài viết chưa hoàn thiện

Tại sao tôi cần bạn đồng tu (1 hoặc nhiều)

Đi một mình gặp nhiều rắc rối:
Nếu bạn mặc áo tu sĩ và đi khất thực một mình, mọi người có thể nghỉ bạn là sư giả và đánh bạn, khi đã bị đám đông hò hét tấn công thì bạn không bao giờ có thể nói được lời nào vì họ quá đông và hành động theo tâm lý đám đông
Người ta tưởng bạn là kẻ lừa đảo, kẻ bắt cóc con nít, thầy bùa ngải mang lại xui xẻo, kết cục tương tự như trên, đám đông có thể tấn công bạn
Ban đêm hay thậm chí ban ngày, giữa nơi vắng vẻ, nếu người nào đó tình cờ thấy bạn họ sẽ vô cùng hoảng hốt và bạn cũng vậy, ban đêm có rất nhiều mối nguy hiểm: sự sợ hãi, phi nhân, ngạ quỷ...
Bạn gặp những kẻ lưu manh gây hấn, kiếm chuyện gây sự, xin đểu, kẻ cướp, côn đồ, lâm tặc,...đối với họ chỉ có luật rừng
Bạn có thể bị vu oan gián họa vô tình hay cố ý : vu oan bạn là kẻ hiếp dâm, lừa đảo, bắt cóc, trộm chó, gián điệp...vì bạn chỉ có một mình không ai bảo vệ, không ai làm chứng:

Tất cả những khó khăn này sẽ được giải quyết nếu chúng ta có bạn đồng hành (1 hoặc nhiều)


"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn"
Nếu bạn cùng đồng hành với tôi, sự dũng cảm của tôi sẽ tăng lên gấp 10 lần, Nếu tôi cùng đi với bạn lòng can đảm của bạn sẽ tăng lên gấp 10 lần.
Có bạn sách tấn tu hành, khích lệ những lúc khó khăn, tăng sự kỷ luật, tinh tấn, tăng lòng can đảm...

Thật sự là không thể nào đi một mình được, đối với tình hình ở Việt Nam

Tại sao tôi muốn sống nơi rừng núi

Bài viết chưa hoàn thiện

Vì các nơi ấy thích hợp với thiền định

Đức Phật khuyến khích, tán thán đời sống ở nơi xa vắng núi rừng

"Chư Tỷ-kheo, những gì vị Đạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì lòng thương tưởng họ, những điều ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Người. Chư Tỷ-kheo, đây là các gốc cây, đây là các chỗ trống. Hãy. Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Đó là lời giáo huấn của Ta. Thế Tôn thuyết giảng như vậy."

"Như vậy là xứng đáng cho ông, này Nanda, là con nhà lành, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, tức là sống trong rừng, sống bằng khất thực, sống mặc y phấn tảo và sống không mong đợi các dục vọng"

"Thật sự cái này là một trong những điều lợi, này các Tỷ-kheo, tức là sống trong rừng ... sống khất thực ... mang y phấn tảo ... chỉ mang ba y thuyết pháp ... trì luật ... biết nhiều về sự thật ... "

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này ít oi, dễ được và không có phạm lỗi. Thế nào là bốn? Trong các loại y, này các Tỷ-kheo, y phấn tảo lượm từ đống rác là ít oi, dễ được và không phạm lỗi. Trong các loại, để ăn, này các Tỷ-kheo, đi khất thực từng miếng là ít oi, dễ được và không có phạm lỗi. Trong các sàng tọa, này các Tỷ-kheo, gốc cây là ít oi, dễ được và không có phạm lỗi. Trong các loại dược phẩm, này các Tỷ-kheo, nước tiểu hôi là ít oi, dễ được, không có phạm lỗi. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ít oi, dễ được, không có phạm lỗi nào. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết đủ, với các loại ít oi, dễ được này, Ta tuyên bố rằng đây là một chi phần Sa-môn hạnh của vị ấy.

Rất nhiều vị đệ tử của Đức Phật tán thán đời sống trong rừng: điển hình là ngại Đại Ca Diếp (MahaKassapa)

Ngài Mahà-Kassapa (Thera. 94)
...Sau khi được hỏi thêm, vì sao khi lớn tuổi ngài vẫn ở trên núi rừng? Trúc Lâm hay các tịnh xá không làm cho ngài thích ý chăng? Ngài trả lời:

1063. Khu đất thật khả ái,
Với những vòng tràng hoa,
Hoa tên Ka-rê-ri,
Trải rộng ra cùng khắp,
Với voi rú khả ý,
Ðồi núi ấy ta thích

1066. Ðất bằng thật khả ái,
Ðược mưa ướt thấm nhuần,
Ðồi núi được ẩn sĩ,
Làm thành nơi trú xứ.
Vang lên tiếng chim công,
Ðồi núi ấy ta thích.
1067. Vừa đủ ta chánh niệm,
Hăng hái muốn tu thiền,
Vừa đủ ta Tỷ-kheo
Hăng hái muốn phước lợi.

1069. Tràn đầy hoa cây gai,
Như trời phủ làn mây,
Ðầy mọi loài chim chóc,
Ðồi núi ấy ta thích.
1070. Không đông chúng gia chủ
Chỗ trú xứ đoàn thú,
Ðầy mọi loài chim chóc,
Ðồi núi ấy ta thích.
1071. Dưới tảng đá, băng đá,
Có nước suối trong chảy,
Có khỉ và có nai,
Lai vãng sống gần bên,
Cỏ cây bao trùm nước,
Ðồi núi ấy ta thích.

Ngài Vanavaccha
...Ðể tán thán hạnh ở rừng, ngài nói lên bài kệ này, đáp lời vị đồng Phạm hạnh đã hỏi ngài: 'Ngài thích thú gì ở rừng núi?' Ngài đáp: 'Thích thú thay, các ngôi rừng các ngọn núi!


3. Ðẹp sắc, mây xanh biếc,
Nước mát lạnh, chảy trong,
Kẻ chăn bò Inda,
Che kín cả ngôi rừng,
Những ngôi núi đá ấy,
Làm hân hoan tâm ta'
.

Ngài Sìvaka  (Một Sa-di phục vụ cho Vanavaccha).
 ...vị Trưởng lão nói với ngài: 'Này Sìvaka, từ khi ta xuất gia, ta không sống ở trong làng. Vậy chúng ta hãy đi vào rừng'. Sìvaka trả lời: 'Dầu thân con ở trong làng, nhưng tâm con bao giờ cũng hướng về rừng núi. Vậy nay con tuy nằm ở đây, con sẵn sàng đi vào rừng'. Vị Trưởng lão cầm tay ngài, dắt ngài đi vào rừng, khích lệ ngài


14. Thầy ta nói với ta,
'Hãy đi, Sìvaka!'
Thân ta sống ở làng,
Nhưng tâm hướng về rừng,
Dầu còn nằm ta đi,
Người biết, không trói buộc.

Ngài Bhùta (Thera. 54)
...Khi các bà con yêu cầu ngài ở lại, vì lợi ích chung cho các bà con và cho ngài, ngài nói ngài ưa thích đời sống xuất gia và nói lên những bài kệ như sau, trước khi từ biệt các bà con:
...
522. Khi trên trời vang rền,
Tiếng trống mây giông tố,
Khắp con đường chim bay,
Dòng mưa dày đặc đổ,
Tỷ-kheo đi đến hang,
Tu tập, ngồi thiền định,
Không tìm thấy lạc nào,
Ư u việt hơn lạc này.

523. Khi trên những bờ sông,
Những vòng hoa rừng núi,
Nở lên và chói sáng,
Với nhiều màu nhiều sắc,
Với tâm tư thoải mái,
Ngồi thiền trên bờ sông,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.

524. Khi nửa đêm, rừng vắng,
Trời đổ trận mưa rào,
Loài có ngà có nanh,
Ðang sống đang gầm thét,
Tỷ-kheo đến triền núi,
Ngồi yên lặng tọa thiền,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.

Ngài Tàlaputta (Thera. 97)
...Rồi Tàlaputta nghe lời đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin, xuất gia và sau một thời tu tập, chứng quả A-la-hán. Rồi nêu rõ với nhiều chi tiết, như thế nào ngài chế ngự và làm cho trong sạch tâm tư, đi đến chỗ giác ngộ thâm sâu, ngài nói lên những câu kệ như sau:

1136. Ôi, ngươi sẽ ưa sống,
Trên đảnh sườn núi cao,
Chỗ ở đàn heo nai,
Hay cảnh đẹp thiên nhiên,
Hay trong núi rừng sâu,
Thấm mát mưa nước mới,
Tại đấy ngươi sẽ thích,
Ngươi lấy hang làm nhà.

1137. Loài chim lông cổ đẹp,
Với mào đẹp, cánh đẹp,
Với lông nhiều màu sắc,
Ðón chào tiếng sấm vang,
Với tiếng kêu dịu ngọt,
Chúng sẽ làm ngươi thích,
Ngươi tu tập thiền định,
Trong núi rừng thâm sâu.


1138. Khi trời đổ mưa xuống,
Trên đám cỏ bón phân,
Và trong rừng nở hoa.
Với đầu hoa như mây,
Giữa rừng, ta sẽ nằm,
Chẳng khác gì khúc cây,
Ðối ta, rất mềm dịu,
Thật giống như giường bông.

1145. Như loài thú tự do,
Trong ngôi rừng đẹp đẽ.
Ngươi vào núi xinh đẹp
Có mây làm vòng hoa,
Tại đấy, không có người,
Trong rừng ngươi sẽ thích,
Nay tâm, chắc chắn vậy
Ngươi sẽ đến bờ kia.

Tất cả các vị thiền sư nổi tiếng người Thái, Myanmar, hay Trung Hoa đều đã từng sống một thời gian dài ở nơi rừng núi
Thái Lan là nơi có truyền thống tu trong rừng, du tăng, tiêu biểu là các ngài Ajahn Chah, Ajahn Mun, và các đệ tử
Ở Việt Nam ngày xưa cũng có nhiều vị sống trong rừng như ngài hòa thượng Hộ Tông, hòa thượng Bửu Chơn, hòa thượng Ẩn Lâm (Arannavasi), hòa thượng Tịnh Sự,...  https://www.budsas.org/uni/u-gioithieu-pgnt/gioithieu-00.htm
,..
http://www.phapluan.net/dieuphap/KINH_PHAP_CU_GIANG/KN_99_TTGiacDang.html

http://vuonhoaphatgiao.com/van-hoc/truyen/truyen-ty-kheo-song-trong-rung/

Còn rất rất nhiều nữa, nếu bạn đã tìm hiểu về Phật Pháp chắc sẽ biết